Đình thần Thành Hoàng ở Hà Tiên

Đình thần Thành Hoàng Hà Tiên ngày xưa là nơi thờ tự các vị linh thần theo tín ngưỡng của dân gian, bằng cây lá đơn sơ. Đến năm 1835, đình được xây dựng thành miếu hội đồng lợp cỏ tranh.

dinh-than-thanh-hoang-o-ha-tien

Năm 1851, miếu được xây dựng lại lợp ngói, tường xây gạch thờ tam giới thần linh rất được nhân dân ngưỡng mộ. Miếu hội đồng trở thành đình thần Thành Hoàng sau ngày tiếp nhận ân sắc của vua Tự Đức phong tặng Đôn nghưng tôn thần (bốn cảnh Thành Hoàng tôn thần). Từ đó Đình thần Thành Hoàng Hà Tiên phụng tự (thờ cúng) tam vị tôn thần được vua Minh Mạng năm thứ 3 (1822) truy niệm cha con họ Mạc có công với nước được truy phong gồm:

-Mạc Cửu (1655-1735) – Khai trấn thượng trụ quốc đại tướng quân Võ Nghị công truy phong làm Thụ đức Thuận nghĩa trung đẳng thần.

-Mạc Thiên Tứ (1706-1780) – Tổng binh đại đô đốc Quốc lão Mạc phủ quân tông Đức hầu truy phong đại nghĩa tôn thần.

-Mạc Tử Sanh (1768-1788) – Tham tướng Lưu phủ trấn, Lý Chánh Hầu, truy phong trung nghĩa chi thần.

Đình thần Thành Hoàng được xây dựng theo kiến trúc văn hóa Đông Á gồm 3 gian: chánh điện – tả hiên – hữu hiên nối liền với tiền đình tạo thành một quần thể hình chữ khẩu.

Đình thần Thành Hoàng có giá trị cao về lịch sử văn hóa, vì đây là một trong những ngôi đình cổ của Kiên Giang có cách đây trên 250 năm, là nơi thờ tự những vị tiền hiền có công khai khẩn vùng đất Hà Tiên từ buổi ban sơ. Đồng thời, đình là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa truyền thống của nhân dân địa phương.

Đình được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa tại Quyết định số 2995/QĐ-UBND, 27/11/2009

Xếp hạng

Bài viết liên quan